Sốt xuất huyết kiêng gì?

Đến hẹn lại lên, mùa mưa đến cũng là lúc dịch sốt xuất huyết đe dọa sức khỏe người dân Việt Nam. Vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuât huyết nên chế độ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, có một số sai lầm tai hại trong việc chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần người nhà đặc biệt lưu ý. Những tác nhân này có thể làm người bệnh sốt cao hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sốt xuất huyết kiêng gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm:

LÀM SAO ĐẾ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT?

Sốt xuất huyết là bệnh có diễn tiến nhanh và dễ xảy ra biến chứng phức tạp nên cần được phát hiệm sớm và điều trị thích hợp. Vào những ngày đầu, sốt xuất huyết có các biểu hiệu khá giống với cảm sốt thông thường nên thường bị nhầm lẫn và không được chữa trị đúng cách. Vì vậy, khi vừa bị sốt, bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu của sốt xuất huyết để xác định bệnh và đưa đến trung tâm y tế ngay. Dưới đây là một số diễn biến của từng ngày bệnh để bạn có thế phát hiện sớm sốt xuất huyết:

  • Ngày 1: sốt cao đột ngột từ 39-40 độ, mặt ửng đỏ như bị cảm sốt bình thường. Các dấu hiệu kèm theo là đau hốc mắt, đau cơ, nhức mỏi chân tay, buồn nôn, …
  • Ngày 2: tiếp tục sốt cao. Bắt đầu xuất hiện các nốt đỏ li ti trên da bụng, tay chân, mi mắt, hay cổ. Đây là biểu hiện của xuất huyết dưới da.

sot-xuat-huyet-kieng-gi-1

  • Ngày 3: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao và có các nốt xuất huyết như những ngày trước. Ngoài ra có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, mệt mỏi rã rời và đau bụng.
  • Ngày thứ 4-5: Bệnh nhân có thể sẽ giảm sốt hơn so với những ngày đầu nên bị nhầm tưởng là sắp khỏi bệnh, tuy nhiên đây lại là giai đoạn có thể có những biến chứng phức tạp. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ nhất là còn sốt, có các dấu hiệu sốt huyết niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa (biểu hiện qua nôn ói ra máu hay đại tiện ra máu).

SỐT XUẤT HUYẾT KIÊNG GÌ?

• Tuyệt đối không uống Aspirin hay Ibuprofen!

Đứng đầu tiên và nguy hiểm nhất trong danh sách ‘Sốt xuất huyết kiêng gì?’ chính là uống thuốc Aspirin hay Ibuprofen. Thói quen của phần lớn người Việt là khi vừa có dấu hiệu nhức đầu, cảm sốt, chúng ta thường tự chữa bằng cách ra hiệu thuốc mua Aspirin hay Inbuprofen uống để giảm đau và hạ sốt. Đối với cảm cúm thông thường, Aspirin và Ibuprofen có thể làm thuyên giảm cơn sốt nhưng đối với sốt xuất huyết, đây lại là …độc dược cho cơ thể.

sot-xuat-huyet-kieng-gi-2

Khi bị sốt xuất huyết, trong cơ thể người bệnh diễn ra tình trạng rối loạn đông máu, làm bệnh nhân dễ bị chảy máu (xuất huyết). Trong khi đó, thuốc Aspirin và Ibuprofen lại có chức năng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Do đó, hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh không cầm lại được, có thể làm xuất huyết dạ dày dữ dội, gây nguy hiểm đến tính mạng.

• Không chỉ uống nước lọc để bù nước

Theo khuyến nghị của tổ chức Y Tế Thế Giới WHO:

hk

“Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bằng sữa, nước trái cây, thức uống bổ sung ion hay nước gạo/ nước lúa mạch. Không nên chỉ uống nước lọc.”

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể mất rất nhiều nước và ion có trong dịch cơ thể. Nguyên nhân là do bệnh nhân phải trải qua những cơn sốt cao kéo dài, đồng thời còn nôn ói, nên lượng nước trong cơ thể theo đó mất đi rất nhiều và nhanh chóng. Nếu chỉ uống nước lọc là hoàn toàn không đủ, vì lượng chất khoáng cần thiết vẫn bị thiếu hụt trong dịch cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng ion gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

4

Vì vậy, POCARI chính là thức uống bổ sung ion hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân sốt xuất huyết, với những lợi điểm đã được kiểm nghiệm lâm sàn như:

 Bù đắp nhanh chóng lượng nước và ion cơ thể mất đi khi bị sốt xuất huyết, vì POCARI có thành phần tương tự lượng nước mất từ cơ thể (còn gọi là dịch cơ thể, bao gồm nước và các ion thiết yếu như Na+, Cl–, Ca2+, Mg2+, K+…).

 POCARI giữ lâu hơn lượng nước và ion cần thiết trong cơ thể , giúp hạn chế mất nước cho người bệnh sốt xuất huyết.

 POCARI duy trì thể tích dịch cơ thể, giúp cân bằng độ sánh của máu, chống tình trạng máu đông nguy hiểm cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

 Là thức uống tốt cho sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân sốt xuất huyết: không đường hóa học, không gaz, không chất bảo quản, không màu nhân tạo.

Một điểm đặc biệt là: POCARI được phát minh dựa trên ý tưởng ‘dịch truyền nước biển uống được’ (Drinkable IV Solution) của tập đoàn dược phẩm Otsuka danh tiếng ở Nhật Bản. Theo khảo sát của Hiệp hội các Bác sĩ Nhật bản – Ask Doctor (*) trên 1000 bác sĩ người Nhật thì có tới 90% các bác sĩ muốn giới thiệu POCARI đến mọi người.Vì vậy, POCARI là giải pháp ‘ngon-bổ-rẻ’ giải cứu cho cơ thể khi bị mất nước và khoáng chất trầm trọng như khi sốt, sốt xuất huyết hay tiêu chảy.

(*) Ask Doctors: Viện nghiên cứu gồm những bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chứng nhận “Ask Doctors” là chứng nhận dành cho các sản phẩm thỏa các tiêu chí do Viện đề ra và là sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.

• Không tự ý truyền dịch tại nhà khi không có chỉ định và giám sát của bác sỹ

sot_xuat_huyet_kieng_gi_4

Không đơn giản như bạn tưởng, truyền dịch tại gia có thể gây biến chứng nặng nề do thừa dịch như phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn, rất nguy hiểm cho sức khỏe!

• Không cạo gió, xông hơi hoặc áp dụng những phương pháp truyền miệng chưa có kiểm chứng khoa học.

Cạo gió kết hợp lực ma sát và dầu nóng dễ dàng làm vỡ mạch máu và chảy máu dưới da. Điều này làm tệ thêm tình trạng chảy máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

sot_xuat_huyet_kieng_gi_pocari

Trong khi đó, xông hơi bằng lá thuốc không những không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà còn làm giãn mạch máu, gây chảy mãu mũi.

Về mặt dinh dưỡng, bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyến khích ăn đầy đủ chất, tránh kiêng khem quá nhiều để phục hồi thể trạng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bị sốt xuất huyết cũng nên hạn chế ăn một số loại thức ăn như:

• Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng vì rất khó tiêu và gây đầy hơi. Nên cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp để tiêu hóa dễ dàng hơn.

• Không ăn thực phẩm sậm màu:

sot-xuat-huyet-kieng-gi-3

Các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu đen như củ dền, dâu tây, dưa hấu, chocolate và ngay cả… xì dầu đều không thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Tuy không gây hại cho sức khỏe bệnh nhân nhưng thực phẩm sẫm màu lại gây khó khăn trong việc điều trị của bác sỹ. Trong quá trình điều trị, bác sỹ theo dõi bệnh nhân có bị nôn ói ra máu hay không để biết diễn tiến bệnh, thức ăn đậm màu lại có màu tương tự máu nên dễ gây nhầm lẫn.

POCARI – CÙNG VIỆT NAM ĐẨY LÙI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.

The post Sốt xuất huyết kiêng gì? appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết nên ăn gì?