Muốn không bị tiêu chảy kéo dài – Chớ dại kết hợp các món này với nhau

Nhắc đến tiêu chảy, chúng ta nghĩ ngay đến thủ phạm là những loại thực phẩm kém vệ sinh hay bị nhiễm vi khuẩn E.coli, khiến cho người ăn bị nhiễm khuẩn đường ruột và phải ghé toilet liên tục. Nhưng bạn có biết, những món ăn dù có hợp vệ sinh vẫn hoàn toàn có thể gây tiêu chảy kéo dài khi kết hợp sai cách giữa các món kỵ nhau. Cùng điểm mặt ngay những ‘cặp đôi’ thực phẩm một khi gặp nhau là sẽ gây hậu quả khôn lường cho đường ruột nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1. Mật ong và đậu phụ – cặp đôi đại kỵ

Sau khi ăn một món ăn có nguyên liệu chính là đậu phụ rồi sau đó lại dùng ngay mật ong thì nguy cơ bạn bị tiêu chảy là rất cao. Trong mật ong có chứa nhiều enzym, còn khoáng chất, protein thực vật cùng acid hữu cơ lại có rất nhiều trong đậu phụ. Các khoáng chất trong đậu phụ kết hợp với enzym trong mật ong làm xảy ra các phản ứng sinh hoá không có lợi cho sức khoẻ của hệ tiêu hóa, gây đau bụng và đi ngoài liên tục.

tieu-chay-keo-dai-1

2. Trà và trứng

Trà chứa axit tannic. Nếu để trà kết hợp với chất sắt ở trong trứng sẽ gây kích thích dạ dày đồng thời không cho phép tiêu hóa thức ăn đúng cách vì sự co lại đột ngột của ruột, khiến cho thực phẩm di chuyển nhanh hơn bình thường. Kết quả là thực phẩm không được hấp thụ một cách hợp lý. Tính axit của đồ uống có chứa caffein cũng góp phần gây tiêu chảy. Đó là lý do vì sao phần lớn mọi người, đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, gặp phải tình trạng đi ngoài liên lục sau khi tiêu thụ 2 món ăn này cùng lúc.

tieu-chay-keo-dai-7

3. Sữa và cam

Trên thực tế, chúng ta thường cho người bệnh uống sữa để tẩm bổ và cho ăn cam để tăng sức đề kháng mà không để ý rằng 2 loại thức ăn này hoàn toàn kị nhau. Không những không bồi bổ cho cơ thể, protein trong sữa một khi gặp axit trong cam sẽ bị ngưng đọng, từ đó ảnh hưởng tới việc tiêu hóa hấp thụ sữa. Chúng cũng gây nên tình trạng trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Bởi thế, khi uống sữa tươi, bạn không nên ăn các loại quả nhiều axit như mơ, lựu, bưởi.

tieu-chay-keo-dai-6

4. Thịt đỏ và trứng

Thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu,… là loại thịt mang tính hàn và trứng cũng là loại thực phẩm mang tính hàn. Nếu kết hợp hai loại này với nhau sẽ kích ứng đường tiêu hóa, dễ dàng dẫn đến hiện tượng tiêu chảy kéo dài đối với người bụng yếu.

tieu-chay-keo-dai-5

5. Dưa chuột và đậu phộng

Theo y học, dưa chuột vị ngọt, tính hàn, thường dùng để ăn sống, còn đậu phộng lại chứa nhiều dầu béo. Thực phẩm lạnh (dưa chuột) khi gặp chất béo (đậu phộng) sẽ tăng tính bôi trơn, có thể dẫn tới tiêu chảy, do đó không nên ăn cùng nhau. Đối những người có chức năng dạ dày tốt có thể không sao, nhưng với những người có dạ dày hoạt động không tốt thì không nên ăn hai thứ cùng nhau vì khả năng bị tiêu chảy sẽ rất cao.

tieu-chay-keo-dai-4

6. Nho và hải sản

Khi ăn hải sản mà lại tráng miệng các loại hoa quả như nho thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Nguyên do chính là trong các loại quả này có chứa axit tannic, axit tannic khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa khiến dạ dày và ruột phải hoạt động quá sức.

tieu-chay-keo-dai-3

Làm gì khi tiêu chảy kéo dài ghé thăm?

“ĂN KỸ”

Khi tiêu chảy kéo dài, nhiều người chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng. Cần áp dụng chế độ ăn ít nhưng đủ chất đạm, kẽm, vitamin… từ thịt, cá, trứng, đậu để giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Các món ăn cho người bị tiêu chảy như: cháo thịt bằm nấu cùng cà rốt, cháo hạt sen hay cháo gà nấm,… cũng rất tốt cho người bệnh.

“UỐNG NHỀU”

Rất nhiều người cho rằng đã tiêu chảy mà còn uống nhiều nước sẽ càng đi tiêu lỏng nhiều hơn. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và rất nguy hiểm nếu bệnh nhân là trẻ em và tình trạng bệnh đã tiến triển sang giai đoạn tiêu chảy kéo dài. Lý do là khi bị tiêu chảy, người bệnh hao hụt trầm trọng dịch cơ thể – bao gồm nước và chất điện giải, vì phải đi ngoài nhiều lần hay thậm chí nôn mửa khiến cơ thể bị suy kiệt và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu cơ thể bị mất nước trầm trọng. Vì vậy, điều cần thiết nhất là phải bù nước kịp thời cho người mắc bệnh tiêu chảy kéo dài. Một giải pháp ‘cấp cứu’ để bù đắp nhanh chóng và chính xác lượng nước và ion mất đi cho bệnh nhân chính là POCARI SWEAT.

tieu-chay-keo-dai-8

Giống như dung dịch muối đường ở Việt Nam, tại Nhật Bản khi bị tiêu chảy mọi người nghĩ ngay đến POCARI để bù nước cho người bệnh. POCARI là phát minh được phát triển dựa trên ý tưởng ‘Dịch truyền nước biển (dịch truyền tĩnh mạch) uống được’ của tập đoàn dược phẩm Otsuka, Nhật Bản. POCARI không chỉ giúp người bị tiêu chảy bù kịp thời mà đầy đủ lượng dịch cơ thể đã bị mất đi vì tiêu chảy kéo dài bao gồm nước và các ion thiết yếu cho cơ thể: Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+ … Ngoài ra với khả năng hấp thụ vào cơ thể nhanh gấp 2.2 lần so với nước lọc, POCARI giúp cơ thể người bệnh hồi phục nhanh chóng. Đó là lí do tại sao, trong 1000 bác sĩ thì có 90% bác sĩ Nhật Bản được khảo sát (*) đều muốn giới thiệu Pocari đến mọi người.

*Khảo sát của Ask Doctor: Viện nghiên cứu gồm những bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chứng nhận “Ask Doctors” là chứng nhận dành cho các sản phẩm thỏa các tiêu chí do Viện đề ra và là sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.

BÙ NƯỚC KHI BỊ TIÊU CHẢY, POCARI NHÉ!

The post Muốn không bị tiêu chảy kéo dài – Chớ dại kết hợp các món này với nhau appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết kiêng gì?