Bỏ túi 5 cách trị tiêu chảy ngay tại nhà cực hữu hiệu

Sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh hay không rõ nguồn gốc khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy dù kéo dài hay không đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Những cơn đau bụng, đi ngoài thường xuyên khiến bệnh nhân không những khổ sở vì phải ‘ghé’ toilet liên tục, mà còn mệt mỏi rã rời do mất đi một lượng lớn nước và khoáng chất cần thiết. Theo bác sỹ, điều quan trọng nhất trong điều trị đối với người bị tiêu chảy là bổ sung đầy đủ và kịp thời nước cho cơ thể. Hãy cùng Pocari khám phá xem còn những cách trị tiêu chảy tại nhà hữu hiệu nào nữa không nhé!

1. POCARI – “phao cứu sinh” cho người bị tiêu chảy

Đi ngoài liên tục, nôn ói và vã mồ hôi là những triệu chứng thường gặp của tiêu chảy, khiến cơ thể người bệnh mất đi một lượng nước lớn. Vì vậy đối với bệnh nhân tiêu chảy, điều cần nhất là bù nước đủ và đúng cách. Bạn có biết, nước trong cơ thể – hay còn gọi là dịch cơ thể mà chúng ta mất đi không chỉ có nước thông thường mà còn chứa các ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+,… Vì thế cách bù nước bằng nước lọc mà chúng ta thường làm không giúp bù lại đủ lượng dịch cơ thể cần.

Với thành phần tương tự như thành phần của dịch cơ thể, POCARI bổ sung chính xác lượng nước và các ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+,… cơ thể mất đi khi tiêu chảy. Nhờ đặc điểm này, Pocari có khả năng hấp thụ rất nhanh vào cơ thể, cao hơn so với khi uống nước lọc 2.2 lần. Một điều thú vị là thức uống này được phát triển dựa trên ý tưởng “dịch truyền nước biển uống được” của tập đoàn dược phẩm Otsuka ở Nhật Bản và được người Nhật tin dùng hàng ngày để bù nước, đặc biệt trong những dịp cơ thể bị mất nước trầm trọng khi tiêu chảy hay sốt cao.

cach-tri-tieu-chay-2

2. Uống nước gạo lức rang là cách trị tiêu chảy hiệu quả

Bài thuốc dân gian uống nước gạo lức rang là cách trị tiêu chảy được truyền từ đời này sang đời khác và hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong gạo lức chứa rất nhiều tinh bột, chất đạm, chất xơ và các loại vitamin như B1,B2, B3,… ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng magie, canxi, sắt, kali có khả năng cải thiện hiện tượng mất nước, mất chất điện giải khi bị tiêu chảy. Bạn có thể mua gạo lức, lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần. Mỗi lần chỉ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Sau đó lấy nước gạo này cho người mắc bệnh tiêu chảy uống từ 3 đến 5 ngày.

cach-tri-tieu-chay-3

3. Chuối tây xanh

Sở dĩ nói chuối tây xanh là cách trị tiêu chảy là bởi trong chuối tây có nhiều tannin- hợp chất có tính kháng các vi khuẩn có hại trong ruột và dạ dày. Chuối xanh còn là loại quả giàu kali và khoáng chất nên có có tác dụng bù đắp lượng khoáng của cơ thể mất đi trong quá trình bị bệnh. Chuối tây già chưa chín, gọt bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối, cắt thành miếng mỏng, phơi hoặc sấy cho thật khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột này trộn với gạo rồi nấu cháo cho người bệnh ăn. Ngoài ra, chúng ta có một công thức khác là: bột chuối (50g) hòa với nước, nấu chín, rồi thêm đường kính (50g) và muối ăn, khuấy đều, để nguội, cho người bệnh tiêu chảy ăn hết trong một ngày.

cach-tri-tieu-chay-4

4. Uống nước vỏ quả lựu được nấu chín cũng là cách trị tiêu chảy

Theo Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Bên cạnh đó vỏ lựu có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Bạn chỉ cần có khoảng 15g quả lựu, nấu 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi bệnh tiêu chảy dứt hẳn.

cach-tri-tieu-chay-5

5. Ăn sữa chua để cân bằng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa

Nhiều người thường quan niệm là không nên ăn sữa chua khi đang bị tiêu chảy do sợ làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên, bạn có biết thành phần trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn lactic giúp phân giải các chất khó tiêu hóa, tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa nên rất tốt cho đường ruột của người khỏe mạnh nói chung và người bị tiêu chảy nói riêng. Bệnh nhân bị tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn sữa chua để giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn, giúp nhanh chóng cầm bệnh đi ngoài. Nhưng có một lưu ý nho nhỏ: không nên ăn sữa chua khi bụng đang đói, trống rỗng, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bệnh nhân tiêu chảy.

cach-tri-tieu-chay-6

Trên đây là một số cách trị tiêu chảy đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên đối với các trường hợp tiêu chảy chuyển biến nặng hơn, cách tốt nhất vẫn là đưa đến bệnh viện và chữa trị dưới sự quan sát của bác sĩ có chuyên môn nhé! Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm khi bị tiêu chảy nên ăn gì tại đây nhé!

BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY, NHỚ NGAY POCARI NHÉ!

The post Bỏ túi 5 cách trị tiêu chảy ngay tại nhà cực hữu hiệu appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết kiêng gì?