Tiêu chảy cấp – bệnh lạ mà quen, chớ nên xem thường

Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh nguy hiểm nhưng thường gặp nhất ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh và việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc mỗi ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp. Cùng POCARI tìm hiểu ngay các triệu chứng phổ biến của bệnh để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả bạn nhé!

TIÊU CHẢY CẤP LÀ GÌ?

Chúng ta đều biết tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân dạng lỏng trên 2 lần một ngày, xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn khi bạn vô tình ăn hoặc uống phải thực phẩm, nước uống nhiễm khuẩn. Và tiêu chảy cấp thực chất cũng chính là một dạng tiêu chảy nhưng ở mức độ nặng hơn, bạn sẽ đi ngoài khoảng trên 3 lần trong vòng 24 tiếng, bệnh kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi rã rời do mất một lượng lớn nước và các dưỡng chất thiết yếu nhiều ngày liên tiếp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gầy nguy hiểm cho sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tiêu chảy cấp và hiện được các chuyên gia phân thành 2 nhóm chính sau:
Nhóm 1: Tiêu chảy cấp do nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh
Đây là nhóm nguyên nhân chính, xuất phát từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm tra an toàn thực phẩm rõ ràng. Các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến như:
• Khuẩn E.coli – gây tiêu chảy cấp bằng cách ký sinh vào niêm mạc ruột thông qua giun, sán.

khuan-e-coli

• Khuẩn salmonella, shigela, rotavirus, amíp – gây tiêu chảy cấp bằng cách xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột.

Nhóm 2: Tiêu chảy cấp do ảnh hưởng từ hóa chất, thuốc hay các loại bệnh gây viêm nhiễm hệ tiêu hóa
Ngoài các nguyên nhân chủ quan gây tiêu chảy cấp ở nhóm 1, bệnh còn do các nguyên nhân khách quan khác xuất phát từ việc bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc có tác dụng phụ dẫn đến tiêu chảy cấp. Có thể kể đến như:
• Các loại thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy cấp: thuốc kháng acid, thuốc hạ lipit máu và thuốc kháng sinh như erythromycin, ampicillin.
• Các loại hóa chất trị liệu và thức ăn có độc tố như: asen, phospho hữu cơ, nấm độc.
• Các loại bệnh có biến chứng gây tiêu chảy cấp: sởi, viêm gan virus

BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP

  • Phân trở nên rất lỏng như nước và có màu trắng đục, trong phân có bọt.
  • Đầy bụng, sôi bụng, bụng chướng hơi
  • Nôn mửa dữ dội, lả người

tieu-chay-cap-4

Triệu chứng nôn thường xảy ra trước và trong khi có triệu chứng đi ngoài phân lỏng, bạn cũng sẽ khó chịu buồn nôn nhiều lần trong ngày, nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp nhanh chóng bệnh nhân dễ trở nên kiệt quệ do mất một lượng lớn nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

  • Ngoài ra bệnh nhân còn bị sốt và toàn thân lạnh cóng.
    Hậu quả là trong một thời gian ngắn sau khi nhiễm bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ mất rất nhiều nước và khoáng chất khi đi ngoài hay nôn mửa. Thế nhưng bù nước bằng …nước thôi liệu đã đủ?

“ĂN ĐỦ CHẤT, BÙ ĐỦ NƯỚC”

Hãy ghi nhớ câu “thần chú” này phòng khi bị tiêu chảy cấp. Đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp, bổ sung dinh dưỡng đúng cách và bù đủ nước và muối khoáng cho cơ thể là yếu tố chính giúp mau lành bệnh. Đặc biệt, bù nước và ion hợp lý cho cơ thể là điều quan trọng nhất.

Bù nước và ion kịp thời với POCARI nhé!
Bệnh nhân tiêu chảy cấp bị mất một lượng dịch cơ thể lớn hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Dịch cơ thể bao gồm cả nước và các chất khoáng thiết yếu, vì vậy khi bù nước cần bù chính xác cả nước và các ion này. POCARI là thức uống bổ sung ion có thành phần tương đương dịch cơ thể với nước và các ion như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+… nên có thể hấp thụ nhanh hơn 2.2 lần so với nước thường vào cơ thể. POCARI được phát triển dựa trên ý tưởng “dịch truyền nước biển uống được” của tập đoàn dược phẩm Otsuka ở Nhật Bản và được người Nhật đón nhận và tin dùng hàng ngày, cũng như trong những dịp cần bù nhiều nước như tiêu chảy cấp hay sốt.

tieu-chay-cap-6

Đặc biệt, POCARI còn sở hữu 5 “tiêu chí xanh” cho sức khỏe: không gaz, không đường hóa học – lượng calorie thấp, không caffeine, không chất bảo quản, không chất tạo màu, nên rất an toàn cho bệnh nhân tiêu chảy cấp.

ĐỪNG CHỦ QUAN, HÃY PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY CẤP NGAY HÔM NAY!

Ông bà ta vẫn thường có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do vậy để giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh và phòng tránh được các nguy cơ nhiễm tiêu chảy cấp, bạn cần đảm bảo thực hiện những hướng dẫn sau:
 

1.Ăn chín:

Thực phẩm nên được chế biến kỹ lưỡng, cẩn thận, nấu sôi để tránh nhiễm khuẩn. Việc chế biến thực phẩm luôn phải đảm bảo hợp vệ sinh, và người làm bếp cũng cần rửa sạch dụng cụ làm bếp và dọn dẹp khu vực bếp núc thường xuyên để luôn đảm bảo một môi trường chế biến sạch sẽ, an toàn.

tieu-chay-cap-2

Thực phẩm để lâu không những trở nên biến chất (ôi, thiu) mà còn là nguồn vi khuẩn gây tiêu chảy cấp. và rất dễ trở thành nguồn lây lan vi khuẩn gây bệnh. Tìm hiểu thêm khi bị tiêu chảy nên ăn gì nhé!

2.Uống sôi:

Nên uống và chế biến thực phẩm bằng nước đã được đun sôi để nguội. Tuyệt đối không uống nước lã, do hệ thống xử lý nước ở nước ta chưa đảm bảo đủ chất lượng để uống trực tiếp từ vòi.

tieu-chay-cap-1

3.Giữ gìn vệ sinh cá nhân:

Luôn vệ sinh chân tay, thân thể sạch sẽ vì tất cả các bệnh về đường tiêu hóa đều rất dễ lây lan theo đường tay – chân – miệng do đó bạn cần rửa tay kỹ càng mỗi ngày bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là thói quen tuy nhỏ nhưng giúp hạn chế tối đa khả năng lây lan và viêm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.

tieu-chay-cap-3

Đối với trẻ nhỏ nên cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày giúp kích thích sản sinh các lợi khuẩn rất tốt cho hệ thống tiêu hóa của trẻ và nhuận trường hiệu quả.

Theo WHO, bệnh tiêu chảy cấp ở Việt Nam là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trong thời gian gần đây. Vì vậy, mỗi gia đình và cá nhân cần trang bị kiến thức về cách phòng chống và xử trí kịp thời để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình.

CÙNG VIỆT NAM ĐẨY LÙI TIÊU CHẢY CẤP, POCARI NHÉ!

The post Tiêu chảy cấp – bệnh lạ mà quen, chớ nên xem thường appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết kiêng gì?