Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết, một bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh, đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn và đe dọa sức khỏe của bất cứ ai, nên ngoài việc hiểu về cách phòng chống bệnh, chúng ta cũng cần trang bị kiến thức để xử trí nhanh khi chẳng may bị sốt xuất huyết. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sỹ, chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì?

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỐT XUẤT HUYẾT

Vào những ngày đầu, bệnh nhân sốt xuất huyết thường có các dấu hiệu như cảm sốt thông thường nên rất dễ nhầm lẫn và không xử lý kịp thời khi bệnh trở nặng. Vì vậy, khi vừa bị sốt, bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu của sốt xuất huyết để xác định bệnh và đưa đến trung tâm y tế ngay. Một số dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn bệnh:

  • Ngày 1: sốt cao đột ngột từ 39-40 độ, mặt ửng đỏ như bị cảm sốt bình thường. Có thể kèm thêm các triệu chứng như đau hốc mắt, đau cơ, chân tay rã rời, buồn nôn, …
  • Ngày 2: tiếp tục sốt cao. Bắt đầu xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da (chấm đỏ li ti) trên bụng, tay chân, mi mắt, hay cổ.

sot-xuat-huyet-nen-an-gi-1

  • Ngày 3: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao và có các đốm đỏ trên da như ngày hôm trước. Ngoài ra có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, trong người bức rức, khó chịu và đau bụng.
  • Ngày thứ 4-5: Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, tuy nhiên đây lại là giai đoạn có thể có những biến chứng nặng. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ nhất là còn sốt, có các dấu hiệu sốt huyết niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện ra máu.

Sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc đặc trị, nên việc cần làm để bệnh nhân khỏi bệnh là bù nước và giảm sốt. Ngoài việc điều trị bằng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng và bù nước đầy đủ cho cơ thể.

Xem thêm thông tin tổng hợp về bệnh sốt xuất huyết tại đây

SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ?

1. Quan trọng nhất là bù nước và khoáng chất

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân trải qua những ngày sốt cao liên tục, cộng thêm tình trạng nôn ói, chán ăn chán uống nên cơ thể bị mất đi một lượng nước và ion rất lớn.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị:

hk

“Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bằng sữa, nước trái cây, thức uống bổ sung ion hay nước gạo/ nước lúa mạch (không nên chỉ uống nước lọc)”

Theo đó, POCARI là thức uống bù nước và ion giúp hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân sốt xuất huyết, với những tính năng:

sot-xuat-huyet-nen-an-gi

  • Bù đắp nhanh chóng lượng nước và ion cơ thể mất đi khi bị sốt xuất huyết, vì POCARI có thành phần tương tự lượng nước mất từ cơ thể (còn gọi là dịch cơ thể, bao gồm nước và các ion thiết yếu như Na+, Cl–, Ca2+, Mg2+, K+…).
  • POCARI giữ lâu hơn lượng nước và ion cần thiết trong cơ thể , giúp hạn chế mất nước cho người bệnh sốt xuất huyết.
  • POCARI duy trì thể tích dịch cơ thể, giúp cân bằng độ sánh của máu, chống tình trạng máu đông nguy hiểm cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Là thức uống tốt cho sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân sốt xuất huyết: không đường hóa học, không gaz, không chất bảo quản, không màu nhân tạo.

2. Bị sốt xuất huyết nên ăn cháo và súp

Ăn cháo, súp vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu vào cơ thể. Đặc biệt, người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn cơm hay đồ cứng khó nuốt.

sot-xuat-huyet-nen-an-gi-7

Những món cháo quen thuộc, dễ nấu như cháo thịt bằm hay cháo thịt gà đều tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Bạn lưu ý nấu cháo loãng để người bệnh dễ ăn hơn.

Đặc biệt với trẻ em bị sốt xuất huyết, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Nếu bé còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập.

3. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn Bí ngô

Bí ngô giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh. Ngoài ra, bí ngô còn có thể dùng để nấu súp/ canh để ăn trong bữa chính cho người bệnh.

sot-xuat-huyet-nen-an-gi-3

4. Bị sốt xuất huyết nên ăn các loại trái cây

  • Đu đủ: Có thể cho bệnh nhân ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ để uống. Uống nước ép này mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối giúp cơ thể bớt mệt mỏi.

sot-xuat-huyet-nen-an-gi-6

  • Cam, bưởi: trái cây họ cam giàu chất khoáng và chứa nhiều vitamin C thích hợp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ngoài ra, nếu ăn cam thay vì vắt lấy nước, bệnh nhân còn nhận được lượng chất xơ dồi dào từ tép cam, giúp giảm hiện tượng khó tiêu và buồn nôn. Đây là loại trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

sot-xuat-huyet-nen-an-gi-5

  • Ổi: tương tự như cam, ổi giàu vitamin C, rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.

sot-xuat-huyet-nen-an-gi-4

  • Dưa gang: ngoài đặc điểm giàu nước và chất khoáng, dưa gang còn giải nhiệt rất hiệu quả cho cơ thể, rất thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Tất cả các loại trái cây trên có thể được chế biến thành nước ép trái cây để dễ uống và hấp thu nhanh hơn.

Trên đây là những thực phẩm rất thích hợp cho người bị sốt xuất huyết, không chỉ dễ ăn mà còn đảm bảo đủ chất. Bạn cũng cần lưu ý nêm nếm thức ăn với lượng gia vị vừa phải, tuyệt đối không ăn những món cay gây khó tiêu cho người bệnh. Nếu có băn khoăn không rõ bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi, lật ngay chế độ dinh dưỡng mà Pocari đã chia sẻ để chăm sóc bệnh nhân nhé!

POCARI – CÙNG VIỆT NAM ĐẨY LÙI DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT!

The post Sốt xuất huyết nên ăn gì? appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết kiêng gì?