Sốt xuất huyết – thuộc nằm lòng những điều nên, không nên để mau khỏi bệnh

Trong tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang ở mức báo động tại Việt Nam, ngoài công tác phòng chống được tuyên truyền rộng rãi, mỗi người còn nên trang bị cho mình kiến thức về cách ứng phó để phục hồi an toàn khi bị sốt xuất huyết. Đặc biệt, sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị nên người bệnh chủ yếu cần được chăm sóc về dinh dưỡng và bù nước & ion đúng cách để mau lành bệnh. Cùng Pocari tìm hiểu thêm về những điều Nên và Không Nên làm khi bị bệnh nhé!

TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT

sot-xuat-huyet-5

Triệu chứng ban đầu của người bệnh sốt xuất huyết là sốt cao (39 – 40◦C) trên 2 ngày, đau đầu, đau nhức các cơ và đau cổ.
Các dấu hiệu này tương tự như khi chúng ta nhiễm cảm cúm thông thường nên hay bị bỏ qua. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát kỹ để phát hiện các triệu chứng rõ hơn của sốt xuất huyết như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đau bụng và nôn mửa.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT

Để chữa trị kịp thời, tránh được những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng của sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt với những lưu ý sau:

NÊN

1.Đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay

Khi có các triệu chứng ban đầu kể trên, cần đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

2. Giảm sốt

giảm sốt bằng thuốc hạ sốt (theo chỉ định của bác sỹ). Ngoài ra, có thể làm mát cơ thể cho người bệnh bằng cách lau cơ thể bằng khăn ẩm.

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất

Chế độ ăn dành cho người đang bị sốt xuất huyết và sau khi khỏi bệnh cần đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất cơ bản: tinh bột (gạo, ngô, khoai…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (dầu, mỡ) và khoáng chất (rau, củ, quả…).

4. Bù nước và ion

Người bị sốt xuất huyết trải qua giai đoạn sốt cao (dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc) nên trong giai đoạn hồi phục cần nhất là bù nước và chất khoáng mất đi cho cơ thể.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị:
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bằng sữa, nước trái cây, thức uống bổ sung ion hay nước gạo/ nước lúa mạch (không nên chỉ uống nước lọc)”

tổ chức y tế thế giới

Theo đó, POCARI là thức uống bù nước và ion giúp hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân sốt xuất huyết, với những tính năng:

  • Bù đắp nhanh chóng lượng nước và ion cơ thể mất đi khi bị sốt xuất huyết, vì POCARI có thành phần tương tự lượng nước mất từ cơ thể (còn gọi là dịch cơ thể, bao gồm nước và các ion thiết yếu như Na+, Cl–, Ca2+, Mg2+, K+…).
  • POCARI giữ lâu hơn lượng nước và ion cần thiết trong cơ thể , giúp hạn chế mất nước cho người bệnh sốt xuất huyết.
  • POCARI duy trì thể tích dịch cơ thể, giúp cân bằng độ sánh của máu, chống tình trạng máu đông nguy hiểm cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Là thức uống tốt cho sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân sốt xuất huyết: không đường hóa học, không gaz, không chất bảo quản, không màu nhân tạo.

pocari bù nước

Ngoài ra, bác sỹ cũng khuyến khích bệnh nhân uống những loại nước chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh, bưởi… để tăng cường kháng thể giúp phục hồi sức khỏe. Nước dừa, nước ép rau củ quả cũng giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể của bệnh nhân sốt xuất huyết.

5. Ăn thức ăn mềm, lỏng

sot-xuat-huyet-4

Người bị sốt xuất huyết thường chán ăn nên dùng những thức ăn dễ nuốt như cháo, súp rất phù hợp. Cháo và súp còn giàu dinh dưỡng và lại dễ hấp thụ.

6. Bổ sung trái cây và rau xanh

sot-xuat-huyet-3

Theo các bác sỹ, trong giai đoạn phục hồi, người bị sốt xuất huyết nên tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh và khoáng chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ và thoáng mát để phòng các dịch bệnh lây nhiễm khác.

KHÔNG NÊN

1. Tự ý chữa trị tại nhà

Tuy rất nhiều trường hợp sốt xuất huyết được điều trị ngoại trú (không nằm viện) theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh vẫn phải được đến bệnh viện để xét nghiệm và nhận hướng dẫn của chuyên viên y tế.

2. Ăn uống các loại đồ ăn, thức uống sẫm màu

sot-xuat-huyet-2

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị chảy máu, do đó không nên ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen. Mục đích là để khi người bệnh bị nôn ói, bác sỹ có thể nhận biết chính xác bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày hay không, tránh trường hợp nhầm lẫn máu với màu của thực phẩm.

Cần kiêng (ít nhất 10 ngày sau khi khỏi bệnh) những loại thực phẩm có màu sậm như: canh củ dền, dưa hấu, xì dầu, trà, cà phê, coca, sô-cô-la, …

3. Uống kháng sinh (aspirin)

Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus sốt xuất huyết, ngược lại còn làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội ở bệnh nhân.

AM4CCC

4. Chỉ uống nước lọc để bù nước

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể mất rất nhiều nước và ion. Uống nước lọc chỉ giúp bù nước, nhưng lượng ion vẫn thiếu hụt trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng ion gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

5. Ăn thực phẩm khó tiêu hóa

sot-xuat-huyet-1

Các loại thực phẩm chiên xào, chua cay cũng nên hạn chế, vì người bệnh cơ thể yếu dễ gây tình trạng khó tiêu và sinh nhiệt.
Thức ăn cứng và khó nuốt như cơm, xôi cũng là những món cần hạn chế ăn để tiêu hóa dễ hơn khi bị sốt xuất huyết.

POCARI – CÙNG VIỆT NAM ĐẨY LÙI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

The post Sốt xuất huyết – thuộc nằm lòng những điều nên, không nên để mau khỏi bệnh appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết kiêng gì?