Các tư thế chạy bộ đúng

Chạy bộ là một môn thể thao dễ thực hiện, phù hợp với mọi lứa tuổi và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện các tư thế chạy bộ đúng, kết hợp với chế độ bù nước và ion trong suốt quá trình tập luyện.

Cùng POCARI tìm hiểu những chỉ dẫn dưới đây để giúp bạn có được cách chạy đúng và kết quả tốt nhất khi luyện tập nhé.

cac-tu-the-chay-bo-dung-6

1. Tư thế chạy bộ Đầu đúng

cac-tu-the-chay-bo-dung-1

Đầu tiên bạn phải hiểu rõ cơ thể mình và chạy với một tư thế thoải mái để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi chạy bộ, hướng cằm bạn về phía ngực, không cúi xuống quá thấp hay ngẩng đầu quá cao. Giữ đầu, cổ và xương sống tạo thành một đường thẳng, điều này sẽ giúp giảm áp lực lên vùng cổ cũng như giữ nhịp thở ổn định trong quá trình tập.

2. Tư thế chạy bộ Vai đúng

cac-tu-the-chay-bo-dung-4

Trong khi chạy bộ nếu quá căng cứng vai và liên tục đưa lên hướng về phía tai sẽ dẫn đến chứng đau đầu và đau cổ.

Ban hãy giữ phần thân trên thoải mái, hạ dần vai xuống, hít thở thật sâu và nhịp nhàng. Lồng ngực cũng nên được mở rộng một cách vừa phải, không bị đưa ra phía trước hoặc phía sau quá nhiều.

3. Tư thế chạy bộ Cánh tay, Bàn tay đúng

cac-tu-the-chay-bo-dung-3

Khi chạy bộ, bạn không nên để cánh tay của mình tự do đung đưa qua lại vì điều đó sẽ làm lãng phí năng lượng, tăng mệt mỏi lên các cơ và quan trọng là cản trở lực tiến về phía trước.

Tay đúng là giữ khuỷa tay 1 góc 90 độ, đánh ra trước sau, giữ tay sát cơ thể nhằm tăng cường tốc độ chạy và độ bền.

Bên cạnh đó, nắm hờ bàn tay, cứ tưởng tượng như bạn đang nắm một quả trứng và thư giãn trong quá trình chạy bộ.

4. Giữ Cơ bụng hóp chặt khi chạy bộ

Rất nhiều người hay bị đau phần lưng dưới khi chạy bộ, đó là vì họ không giữ chặt cơ bụng Cơ bụng thắt lại sẽ giúp nâng ngực lên đúng hướng, giảm các cơn đau cơ.

Hãy luôn nhớ hóp bụng khi chạy bộ, giữ xương chậu và phần cột sống dưới ở một trạng thái ổn định.

5. Tư thế chạy bộ Bàn chân đúng

cac-tu-the-chay-bo-dung-2

Chạy bộ đúng là mỗi bước chân phải được bật lên khỏi mặt đất bằng lực mạnh nhất có thể.

Bàn chân tiếp đất một cách tự nhiên và nhẹ nhàng – tiếp đất bằng phần giữa gót chân và lòng bàn chân, rồi dần dần đến phần mũi chân. Giữ cổ chân chuyển động nhịp nhàng để tạo lực bật chân lên trở lại. .

Trong khi chạy bộ không dậm mạnh bàn chân xuống mặt đất, điều này sẽ gây đau chân, giảm độ bền.

Lưu ý: Đừng quên bổ sung nước và ion đúng cách

cac-tu-the-chay-bo-dung-5

Trong thời gian tập luyện, cơ thể bạn không chỉ tiêu hao năng lượng mà còn mất rất nhiều nước và các ion cần thiết qua mồ hôi. Nếu không được bù đắp kịp thời, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và làm ảnh hưởng đến năng suất chạy bộ của bạn…về lâu dài sẽ khiến bạn dễ chán nản và bỏ cuộc.

Vì vậy, đừng quên bổ sung nước và ion cho cơ thể bằng POCARI SWEAT. Với thành phần tương tự nước trong cơ thể và hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn nước 2.2 lần POCARI bù đắp chính xác những gì cơ thể mất đi trong suốt quá trình vận động. Một mẹo nhỏ cho bạn để việc chạy bộ được bền bỉ: Uống khoảng 100ml – 200ml POCARI sau mỗi 20 phút chạy để bù đắp kịp thời lượng nước và ion mất đi, giúp giảm cảm giác mệt mỏi và nạp đầy sảng khoái cho cơ thể.

Hãy tập luyện với tư thế chạy đúng ở những cự ly ngắn trước khi bắt đầu chạy những chặng đường xa hơn các bạn nhé!

The post Các tư thế chạy bộ đúng appeared first on Pocari Sweat.

Comments

Popular posts from this blog

CÁC TIPS CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết kiêng gì?